CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CỦA BẠN

image
image

CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CỦA BẠN

Bằng cách nào bạn biết được một thiết kế là tốt hay không? Khi nói một thiết kế là “đẹp”, điều này đồng nghĩa với việc nó là một thiết kế tốt, đúng không? Vậy thiết kế “đẹp” có nghĩa là gì? Làm sao bạn biết được đẹp trong mắt bạn không phải là xấu trong mắt của sếp bạn?

Việc đánh giá chất lượng thiết kế có thể là khá chủ quan, và những tiêu chí đánh giá có thể thay đổi phụ thuộc vào thể loại và mục đích của bản thân thiết kế. Nhưng cuối cùng, thiết kế được tạo ra để truyền tải một thông điệp nào đó và đạt được một kết quả cụ thể nào đó. Vẻ ngoài của của thiết kế là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng của nó, nhưng riêng vẻ ngoài sẽ không cho thấy một thiết kế là hiệu quả hay không.

Để biết liệu thiết kế của bạn có hiệu quả hay không, bạn cần thấu hiểu những thành tố của sự truyền tải hình ảnh hiệu quả và phán xét thiết kế của mình dựa trên những thành tố đó thay vì những cảm nhận trừu tượng, chủ quan. Với nhận thức về điều đó, dưới đây là một vài câu hỏi để xem xét khi đánh giá chất lượng của thiết kế đồ họa.

1. Thiết kế có hoàn thành mục đích của nó hay không?

Hãy bắt đầu với những điều cơ bản: thiết kế cần đạt được những mục tiêu gì? Nếu nó là một thiết kế logo, nó cần phải đại diện và truyền tải được tên của nhãn hàng. Nếu nó là trang chủ của một website thiết kế, bạn có thể đang cố thuyết phục người xem kích vào nút “Mua” hoặc đăng kí nhận email quảng bá.

Cốt lõi của thiết kế là ở việc giải quyết vấn đề với những giải pháp trực quan – đó là lý do tại sao bạn cần phải đảm bảo nó đại diện cho tất cả những thông tin phù hợp để truyền tải thông điệp hoặc thôi thúc người đọc làm gì đó. Nội dung tất nhiên là thứ quan trọng nhất, nhưng bạn cần đạt tới sự cân bằng phù hợp giữa việc giáo dục người xem về thương hiệu của bạn và không làm choáng ngợp họ với quá nhiều thông tin trong cùng một thiết kế.

Ví dụ, mục đích của thiết kế landing page trên đây là dẫn dắt nhận thức về thương hiệu và thế hệ. Nó bao gồm những đường dẫn tới tất cả những thông tin phù hợp về những sản phẩm sắp ra mắt, với trọng tâm trực quan nhất là thu hút người dùng để lại email nhận quảng cáo. Nó đơn giản, hiệu quả và giải quyết vấn đề thu hút người dùng bằng cách chụp lại email của khách hàng trước khi sản phẩm ra mắt. Nếu một thiết kế đạt được hầu hết những mục tiêu cơ bản của nó, đó chắc chắn là một thiết kế hiệu quả.

2. Thông điệp được truyền đạt thông qua thiết kế có dễ hiểu hay không?

Một thiết kế tuyệt vời sẽ đảm bảo thông điệp của bạn có thể đọc được ngay lập tức bằng việc hướng mắt của người dùng qua nội dung. Những thiết kế tốt có một điểm tiêu cự như một tiêu đề cỡ lớn, đậm hơn (giống như tên sách trên trang bìa ở đây) – một số thứ thu hút mắt người xem và gây sự chú ý.

Những lớp thứ bậc về mặt hình ảnh của một thiết kế xác định chi tiết nào khách hàng nên nhìn vào theo một thứ tự định trước. Trong hầu hết các nền văn hóa, người ta thường đọc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải, và nhiều thiết kế được xây dựng với quy ước đó.

Tiếp đến, text của bạn cũng nên dễ đọc, cùng với kiểu chữ và những nguyên lý thiết kế được thực thi tốt để đảm bảo người đọc có thể đọc nó một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trong kỉ nguyên kĩ thuật số ngày nay, sự chú ý của chúng ta cho một điều gì đó ngày càng ngắn, và hầu hết người xem sẽ không nhìn vào một thiết kế nữa nếu họ gặp khó khăn khi tìm kiếm những thông tin họ cần.

Những lỗi khi sử dụng kiểu chữ, như sử dụng quá nhiều font chữ trong cùng một thiết kế, kết cấu lớp nghèo nàn, lựa chọn kiểu font không phù hợp và không để dành đủ không gian trắng, sẽ khiến thiết kế của bạn trông kém chuyên nghiệp cũng như khó đọc hơn.

Chủ doanh nghiệp đôi khi yêu cầu nhà thiết kế nhồi nhét càng nhiều text và hình ảnh trên một thiết kế càng tốt nhưng người ta đã chứng minh được rằng việc dành không gian trắng nhất định thực ra lại giúp người đọc hiểu nội dung tốt hơn và khả năng sử dụng của thiết kế cũng được tăng cường. Những khung lưới, sự tương phản, sự căn chỉnh và cấu trúc lớp lang mạnh mẽ trong menu thiết kế bên trái khiến nó trông được sáng láng và dễ đọc.

Khi xác định liệu thông điệp của bạn dễ hiểu hay không, hãy luôn để tâm tới sự cần thiết của việc cân bằng hình thức với chức năng của một thiết kế. Đúng, bạn muốn thiết kế của bạn phải thật đẹp, nhưng nó sẽ không hiệu quả nếu hình thức đẹp mắt của nó làm ảnh hưởng tới việc truyền tải thông điệp của bạn.

Nhiều thiết kế tuyệt vời thực chất không quá nổi bật và đẹp mắt nhưng chúng là những thiết kế cực kì hiệu quả. Sẽ chẳng ai nói Craigslist là trang web đẹp mắt nhất trên thế giới, nhưng thiết kế của nó thực sự hữu ích và dễ hiểu và vì thế nó là một công ty thành công tới khó tin.

3. Thiết kế có hợp thẩm mỹ hay không?

Đây có lẽ là phần chủ quan nhất trong việc nhận định một thiết kế đồ họa. Những điều hấp dẫn với một người nhưng có thể lại là xấu xí trong mắt người khác. Tuy nhiên, nói chung bạn muốn thiết kế của mình trông đẹp mắt vì nó sẽ giúp chúng tạo dựng một ấn tượng chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mắt người xem.

Những thiết kế hợp thẩm mỹ sẽ luôn luôn có một bố cục, thành phần và bảng màu tuyệt vời, giống với những, rực rỡ là những hình ảnh đẹp mắt thu hút người nhìn và dễ dàng được chia sẻ. Những bức tranh của nghệ sĩ được đặt ở trung tâm, hình ảnh được chú trọng ở những thống kê cá nhân, thành phần rõ ràng, bảng màu sáng sủa và hài hòa là những yếu tố khiến thiết kế đẹp mắt và hợp thẩm mỹ.

Nếu bạn nghĩ một thiết kế “nổi bật”, có thể bởi vì những nguyên lý thiết kế đã được sử dụng một cách hiệu quả. Poster của bộ phim dưới đây thu hút sự chú ý của bạn với trọng tâm nằm ở một hình ảnh có độ tương phản cao về nhân vật chính của phim, một tổ hợp thành phần cân bằng và đối xứng, việc sử dụng không gian trống một cách khôn ngoan và những nội dung hỗ trợ như text và hình ảnh hướng mắt nhìn của người xem về trung tâm.

Những thiết kế tốt sẽ hiếm khi trở nên lỗi thời, nhưng sẽ là hữu ích khi tận dụng những vẻ ngoài thời thượng đối với những thiết kế mang tính tạm thời như poster hay tờ rơi. Nếu nó là một thiết kế logo, bạn có thể muốn nó dài lâu, tránh việc lạm dụng những xu hướng và tránh khả năng bị lỗi thời chỉ sau một vài năm.

Cuối cùng thì, những xu hướng thẩm mỹ sẽ đến và đi cho dù bạn làm gì, nhưng đừng quá sa đà vào một xu hướng nào đó mà quên mất trọng tâm của mình là khiến thương hiệu khác biệt và truyền tải thông điệp của nhãn hàng.

4. Phong cách thiết kế có phù hợp vớ khách hàng của bạn?

Trong phần lớn thời gian, bạn không thiết kế cho chính mình – bạn đang hy vọng tạo ra một thiết kế sẽ hấp dẫn đối với một đối tượng người xem cụ thể. Họ thường hiếm khi có thể giải thích vì sao một thiết kế cộng hưởng với họ, nhưng họ sẽ có những kì vọng nhất định về vẻ ngoài của một thiết kế.

Một bảng màu rực rỡ kiểu bảy sắc cầu vồng sẽ không thích hợp với một trang web tài chính bởi hầu hết khách hàng đang tìm kiếm một chuyên viên tư vấn kịp thời, đảm bảo và đáng tin cậy. Vì thế, một tông màu bảo thủ và thận trọng (giống như thiết kế phía trên) thì sẽ phù hợp hơn.

Ngược lại, nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em thích những màu sáng sủa hơn, vì vậy sẽ có ý nghĩa và hiệu quả hơn khi hấp dẫn chúng với những thiết kế đầy màu sắc.

5. Thiết kế có nguyên bản hay không?

Trong khi chả có gì là hoàn toàn nguyên bản, việc quan trọng bạn cần để ý là tránh việc vi phạm bản quyền đồng thời cần hướng tới sự sáng tạo và khiến nhãn hàng của bạn nổi bật trước những đối thủ cạnh tranh.

Ý nghĩa của từ “nguyên bản” phụ thuộc vào loại hình thiết kế mà bạn đang xử lý. Nếu nó là một thiết kế logo, tốt nhất bạn nên đảm bảo nó càng độc đáo càng tốt bởi bạn cần logo này có thể đăng kí nhãn hiệu và hồ sơ đăng kí nhãn hiệu của bạn sẽ bị từ chối nếu bạn sử dụng một thiết kế bị sao chép hoặc trông quá giống với một thiết kế đã có mặt trên thị trường. Thậm chí những công ty lớn như Airbnb cũng phải đối mặt với những sự tương tự trùng hợp về nhãn hiệu như thế.

Khá khó để tạo ra một logo khác biệt và đơn giản một cách sáng sủa mà không tương tự với bất cứ thiết kế nào khác trên thị trường bởi quá nhiều ý tưởng hay đã được thực hiện và đăng kí như là nhãn hiệu thương mại. Nếu một nhà thiết kế tạo ra một logo trông giống với một logo trên thị trường, không nhất thiết là bởi họ đã sao chép nó – nguyên nhân có thể là vì một số concept logo thực sự phổ biến và có thể mang tới hiệu ứng tương tự mà không có sự tham khảo bất cứ thiết kế nào khác. Đó là lý do bạn cần phải nghiên cứu những thiết kế khác trên thị trường và tránh những thiết kế quá chung chung.

“Nguyên bản” cũng có nghĩa thiết kế có chút gì đó sáng tạo, ví dụ như một concept khéo léo mới mẻ gợi tả những dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Logo trên đây không những đẹp mắt, mà còn kết hợp một cách khôn khéo hình ảnh của kì lân và những concept âm thanh được thực thi tuyệt vời, tuyệt vời với cửa hàng âm thanh mà nó đại diện cho.

Những loại hình thiết kế khác như banner quảng cáo hoặc tờ rơi có thể bao gồm những bức ảnh chụp, và không phải khi nào cũng thực tiễn và tiết kiệm chi phí để thuê một nhà nhiếp ảnh để chụp những bức ảnh thửa riêng cho bạn. Đó là chính là lúc bạn có thể tận dụng những bức ảnh có sẵn – tuy không nguyên bản nhưng vẫn cải thiện chất lượng thiết kế của bạn. Bạn chỉ cần đảm bảo đã chi trả tiền bản quyền cho những bức ảnh mà mình sẽ sử dụng để tránh các tranh chấp liên quan tới bản quyền ảnh chụp.

Sẽ rất tuyệt vời khi có được sự tự do sáng tạo và những nguồn lực kĩ thuật để tạo ra những thiết kế web sáng tạo và thời thượng nhưng điều quan trọng khác phải nhớ là cũng có cả đống những quy ước thiết kế web quan trọng rằng người dùng kì vọng một trải nghiệm trực quan với một thiết kế web.

Một số người sẽ cho rằng sự nguyên bản đúng nghĩa không tồn tại và rằng mọi thứ đều là sự hòa trộn của những điều đã có sẵn, nhưng điều quan trọng là cố gắng có được một thiết kế càng sáng tạo và nguyên bản càng tốt để giúp thiết kế dễ dàng nổi bật trước những đối thủ cạnh tranh hơn.

Thành công của một thiết kế phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Thiết kế tuyệt vời có thể giúp ích đáng kể cho doanh nghiệp của bạn, nhưng tất nhiên nó không phải là một phép màu. Cho dù thiết kế của bạn đẹp hay xấu như thế nào, nếu bạn gửi thư điện tử với thiết kế tờ rơi cho những đối tượng khách hàng không phù hợp hoặc không sử dụng thông điệp thích hợp với người xem, bạn sẽ không thu được hiệu quả trong việc kinh doanh. Một thiết kế đẹp sẽ không hiệu quả nếu sản phẩm của bạn tồi tệ hoặc thông điệp của bạn thiếu sót, và cũng tương tự thế doanh số kém cỏi của một nhân viên bán hàng không hoàn toàn phản ánh chất lượng của thiết kế của bạn.

Có nhiều cách để đo đếm hiệu quả của một thiết kế trên thực tế, giống như phép thử A/B cho trang web, những nhóm chú trọng sản phẩm, sự gắn kết truyền thông và bán hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng gánh nổi chi phí kiểm tra một thiết kế trước khi tung nó ra thị trường.

Đây chính là lúc bạn nên tận dụng chuyên môn của nhà thiết kế của bạn, nhiều trong số họ có kinh nghiệm đa dạng trong cả marketing và chiến lược thương hiệu cùng với thiết kế. Một nhà thiết kế tuyệt vời sẽ giải thích những quyết định thiết kế của mình và tận dụng kinh nghiệm phong phú của mình để hoàn thành một thiết kế. Nếu bạn đã đi xa như thế khi làm việc với một nhà thiết kế để tạo ra một thiết kế đẹp mắt, tùy chỉnh thì hãy tận dụng tối đa sự hợp tác đó để tạo ra một thiết kế hiệu quả nhất có thể!

 

Các tin tức tổng hợp khác