GƯƠNG MẶT CỰU HỌC VIÊN THỨ 2 CỦA ARENA MULTIMEDIA TRONG DANH SÁCH FORBES 30 UNDER 30

image
image

GƯƠNG MẶT CỰU HỌC VIÊN THỨ 2 CỦA ARENA MULTIMEDIA TRONG DANH SÁCH FORBES 30 UNDER 30

Bên cạnh gương mặt quen thuộc của đạo diễn MV “tỷ view” Kawaii Tuấn Anh lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 năm 2020, Arena Multimedia đóng góp thêm một gương mặt nữa. Không phải là một Graphic Designer, Filmmaker hay 3D Artist, mà là một người “viển vông” và “đồng nát”, không thích mơ mà chỉ thích biến những giấc mơ thành hiện thực.

Gương mặt cựu học viên thứ 2 của Arena Multimedia trong danh sách Forbes 30 Under 30 - Ảnh 1.

Kẻ viển vông có cơ sở

Nếu có cách nào để các em nhỏ dân tộc thiểu số thoát khỏi cảnh mù chữ, chẳng phải vì đói mà bỏ học thì nó sẽ không bắt đầu từ những lời động viên tinh thần mang tính hình thức, mà từ chính những người như Hoàng Hoa Trung.

Hành trình "làm thiện nguyện cả đời" của anh giống như câu chuyện về những điều phi thường nhỏ bé, bắt đầu từ chàng trai 17 tuổi từ chối học Đại học, mang theo sự hoài nghi về bản thân rằng mình thực sự tồn tại để làm gì. "Với mình, mỗi người có một đam mê, sở thích cháy bỏng để được sống chứ không chỉ tồn tại, và sở thích nào có lợi cho người khác thì mình ưu tiên nó hơn. Có người bảo, làm hơn 11 năm rồi, lo cho bản thân đi, đừng tình nguyện nữa, mình đáp: Tại sao phải dừng? Khi mọi thứ vẫn tốt? Mình đã chuẩn bị một cuộc sống hậu lấy vợ và có thể tham gia tình nguyện cả đời. Tại sao lại là tình nguyện, bởi mình chỉ là cầu nối chứ lấy đâu ra tiền mà từ thiện".

Gương mặt cựu học viên thứ 2 của Arena Multimedia trong danh sách Forbes 30 Under 30 - Ảnh 2.

Nhắc đến Hoa Trung là nhắc đến dự án Nuôi Em. Anh kể: "Tại bản Nậm Vì, Điện Biên năm 2014 sau quan sát, buổi sáng đi học 20 trẻ thì buổi chiều chỉ còn 4, mình quyết định theo gót các em sau giờ tan lớp ban sáng mới biết là trẻ nhà xa, nghèo tới mức không có cơm nên phải vào rừng đào măng về luộc ăn lót dạ vì bố mẹ còn bận lên nương. Nhiều bé nhà xa 4 - 5 cây số, tới lớp cũng mất 2 - 3 tiếng cuốc bộ đường rừng quanh co nên không kịp quay trở lại trường học, thế là bỏ học chiều luôn".

Một ý tưởng chợt lóe lên và không lâu sau, "Nuôi Em" ra đời: "Chúng mình tạo ra dự án Nuôi em 1-1, nghĩa là cứ một người sẽ nuôi một em. Người nhận nuôi được cung cấp thông tin, hình ảnh mỗi tháng và theo dõi quá trình phát triển của em nhỏ. Chỉ với 150,000/tháng tương đương 3 cốc cafe là đã có 1 em nhỏ được no bụng tới trường. Thú vị nhất là mỗi năm 3-4 lần dự án tổ chức đi thăm thực tế, ai nuôi bé nào sẽ được thăm đúng bé đó, khiến những anh chị nuôi cực kì thích thú và hào hứng" - Anh Trung chia sẻ

Trên gương mặt chàng trai vừa tròn 30 tuổi ánh lên niềm vui khó tả: "Cuối năm 2019, đã có 12.000 em nhỏ được nuôi tại 7 tỉnh rồi đấy, năm nay mình cùng dự án đặt mục tiêu con số đó sẽ tăng lên thành 20.000 với 30-40 điểm trường được xây mới nữa".

Gương mặt cựu học viên thứ 2 của Arena Multimedia trong danh sách Forbes 30 Under 30 - Ảnh 3.

Anh Trung tự nhận mình là "kẻ viển vông", nhưng liệu có kẻ viển vông nào thêm được thịt vào phần cơm của hàng chục nghìn đứa trẻ miền núi suốt 6 năm qua. Hay chăng nên gọi anh là kẻ viển vông có cơ sở, bởi với người đã nuôi cơm được gần 2 vạn em nhỏ và xây hơn 50 điểm trường thì mục tiêu xóa toàn bộ trường tạm và nuôi cơm toàn bộ em nhỏ bản cao vì đói mà bỏ học cũng có cơ sở lắm chứ!

Nếu được chọn một câu chuyện để kể cho các bạn trẻ giống mình 10 năm trước, mình muốn…

Hơn 10 năm trước, anh là cựu học viên Arena Multimedia - chàng trai mà theo nhận xét của số đông mọi người lúc đó là "thừa năng lượng và vô cùng cá tính". Ngần ấy thời gian, dường như chẳng có gì thay đổi ở một Hoàng Hoa Trung tuổi 30: tóc dài cột gọn, chân đi boot cổ cao, mặc quần vải đũi ống rộng, cái chất nghệ sĩ cứ thấp thoáng đâu đây - một nghệ sĩ miền núi thích nuôi em và xây trường:

Đang mê mải kể về những dự định sắp tới, bỗng anh dừng lại bảo: "Arena chắc là mảnh đất của những kẻ "điên" em ạ. Môi trường ở đây không ép buộc mình phải trở thành ai mà có thể tự do để phát triển thế mạnh bản thân thể hiện cá tính và được tôn trọng đó là điểm chung của mọi đứa Forbes tụi anh đó, và ý kiến và những kiến thức mình học được, mình vẫn ứng dụng cho tới tận bây giờ".

Gương mặt cựu học viên thứ 2 của Arena Multimedia trong danh sách Forbes 30 Under 30 - Ảnh 4.

Nhiều người nói anh học và làm những thứ chẳng mấy liên quan tới nhau, nhưng ngẫm ra mới thấy hợp nhau đến lạ. "Thiết kế liên quan rất nhiều đến ý tưởng, bởi nó giúp khai thác ý tưởng bên trong khi dùng phương tiện để thể hiện nó ra bên ngoài. Mình thấy các bạn trẻ ngày nay cứ hay nghĩ sáng tạo khó khăn quá, nhưng thực ra ai cũng có thể sáng tạo, chỉ cần công thức mà thôi" .

Vận dụng những kỹ năng được học trước đây ở Arena Multimedia một cách đơn giản cộng thêm với chất liệu phong phú về cuộc sống do đi trải nghiệm khắp Việt Nam, anh tạo ra những ấn phẩm cho dự án của riêng mình nhiều khi chỉ với 10-20 phút mà thôi.

Hay những dự án gây quỹ 0đ tận dụng rác thải bỏ đi: Đồ gốm Bát Tràng hỏng, lỗi, rác tại các ký túc xá, những hòn sỏi bản cao vẽ hình những em nhỏ, bán đất phù sa sông Hồng, quần áo cũ bán giá 1000đ, sách cũ.

"Năm nay anh có dự định gì chưa?" – Chúng tôi hỏi.

Anh Trung cười : "Vẫn nuôi cơm các em và đi gom tiền lẻ xây trường qua dự án Sức mạnh 2000, chỉ với 2 nghìn đồng mọi người đóng góp mỗi ngày sẽ có hàng trăm trường tạm, hàng trăm cây cầu, hàng chục nghìn nhà nhân ái được xây dựng. Việc trở thành Forbes 30 Under 30 hay Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu giúp mình kết nối với nhiều người hơn, cùng với họ, mình sẽ giúp thêm được cho nhiều em nhỏ nữa".

Gương mặt cựu học viên thứ 2 của Arena Multimedia trong danh sách Forbes 30 Under 30 - Ảnh 5.

 

 

Các tin tức tổng hợp khác